Nguyên tắc điều trị và sử dụng các loại thuốc thú y

Các loại thuốc thú y gồm sản phẩm điều trị, hỗ trị điều trị, dinh dưỡng và dành cho feedmill có các dạng uống hoặc dạng trộn, dạng tiêm và sản phẩm dung dịch dùng ngoài. Sau đây là một số nguyên tắc điều trị và dùng thuốc thú y đạt hiệu quả tối ưu.

1. Chẩn đoán bệnh kịp thời

Khi thấy gia súc, gia cầm có triệu chứng ăn không đủ lượng, không ăn thì cần kiểm tra, xem xét các nguyên nhân. Có thể do thức ăn bị khô, nóng hay chua,.., hoặc do thời tiết không thuận lợi khiến vật nuôi chán ăn hoặc mới mang về nuôi nên chúng cảm giác lạ và sợ chuồng mới…. Ví dụ, khi thấy heo con bỏ mẹ, mỗi con nằm một góc thì có thể có vấn đề về sức khỏe với đàn heo. 

Hãy để ý đến những biểu hiện bất thường của vật nuôi để chẩn đoán bệnh kịp thời can thiệp điều trị bằng các loại thuốc thú y, tránh để bệnh bước sang giai đoạn nặng, khó cứu chữa.

thu-y

2. Chẩn đoán đúng bệnh

Không phải cần chẩn đoán đúng 100% mà nên kiểm tra và xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh, từ đó có hướng điều trị tích cực với loại bệnh như do ký sinh trùng, truyền nhiễm, ngộ độc hay nội khoa…

customLogo

Ví dụ khi thấy heo có biểu hiện ho ngắt quãng, thở dốc bằng bụng thì khả năng bị mắc bệnh đường hô hấp, có thể kháng sinh dạng tiêm. Trường hợp, heo bị tiêu chảy đồng thời chân chụm, lưng cong có thể do cơn co thắt lưng vùng bụng, hãy tiêm hoặc uống kháng sinh kèm thuốc giảm đau; nếu khi ăn có biểu hiện lúc đau hoặc không đau có thể bị giun sán thì nên dùng thuốc tẩy giun. Nếu vật nuôi sốt trên 390C thì hướng điều trị đúng là dùng ngay thuốc hạ sốt (Aminazin, Analgin, Chlorpromazine…) hay cho uống rau diếp cá để nhiệt độ hạ, dùng kèm kháng viêm và kháng sinh.

du-hoc-han-quoc-nganh-thu-y

3. Sử dụng đúng các loại thuốc thú y

Khi đã chẩn đoán đúng bệnh mà sử dụng không đúng các loại thuốc thú y thì sẽ không có tác dụng hoặc điều trị không đạt hiệu quả. Chẳng hạn, khi thấy vật nuôi bị tiêu chảy, chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, nhưng chỉ dùng kháng sinh thì khả năng sẽ không khỏi, phải dùng thuốc tẩy giun nếu  xác định nguyên nhân có thể do giun sán đường ruột. Hoặc dùng kháng sinh quá liều trong thời gian kéo dài (7 ngày) khi chẩn đoán bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột mà không hiệu quả. Khi đó cần ngừng kháng sinh, chuyển sang sử dụng men tiêu hóa để giúp hệ vi khuẩn đường ruột ổn định. 

lien-thong-dai-hoc-thu-y-702x336

Lưu ý, vi khuẩn có đặc tính cơ bản là có thể gây nhờn các loại thuốc kháng sinh. Ví dụ nếu đã sử dụng Tetracyclin thì tránh dùng Furazolidone hoặc ngược lại (kháng 2 chiều), nên dùng sang loại Chloramphenicol hay dòng khác. Hoặc nếu dùng Furazolidone không hiệu quả thì tránh dùng Cloramphenicol hay Tetracyclin (kháng 1 chiều). Cách tốt nhất là dùng kháng sinh hỗn hợp.

lien-thong-dai-hoc-thu-y-702x336dd

Nếu nghi vật nuôi nhiễm bệnh về đường hô hấp khi có các triệu chứng: ho, chân trước đứng dạng, thở thể bụng, niêm mạc mắt đỏ, ngoi thở,…nên sử dụng kháng sinh (Tylo CB, Pneumotic, Spectyl, Spiramycin, Kanamycin, Tiamulin, Anti-CRD, Kanatialin, Tylosin, Enrofloxacin, Norfloxacin, amox,…Nếu chẩn bệnh đường ruột nên dùng các loại chế phẩm có lợi cho đường ruột như nước sắc của lá cây hoặc quả chứa chất chát (Tanin) như ổi, chè,… hoặc các loại thuốc thú y như: Chloramphenicol, Furazolidon, Sulfanilamid, Tetracycline, Anflox TTS, Antidiarrhoea, T.colivit, Phytoncid tỏi, Colivinavet, TIC,…

bac-si-thu-yqqssâ

4. Dùng các loại thuốc thú y đúng liều lượng

Một nguyên tắc cần ghi nhớ khi dùng thuốc là dùng giảm liều từ cao đến thấp, nhanh đến chậm. Lúc đầu có thể dùng liều tăng 2 lần, ngày tiêm 2~3 lần, giảm dần liều trong các ngày tiếp theo. Khi sử dụng kháng sinh từ liều thấp đến cao sẽ khiến vật nuôi bị nhờn thuốc, nếu sau 3 lần dùng thuốc mà bệnh không có dấu hiệu gì, nên đổi dòng kháng sinh. Ví dụ, chuyển dùng Norflox Kana, Apikanan,…khi đã tiêm Streptomycin, Penicillin mà không thấy bệnh tiến triển.

Tuy nhiên, với những loại thuốc có độc dược cao như Pilocarpin, Strychnin, Atropin,… nên sử dụng liều từ thấp đến cao.

  nganh-thu-y

5. Điều trị thuốc đúng thời gian và đủ liệu trình

Khi sử dụng thuốc, lưu ý quan trọng là phải dùng đúng theo hướng dẫn, nếu thời gian điều trị bị bỏ dở hoặc không tuân thủ sẽ khiến bệnh không khỏi và gây nguy cơ nhờn thuốc. Ví dụ, đối với bệnh hô hấp thời gian điều trị phải 5 ngày trở lên, còn đối với đường ruột cần điều trị từ 3 ngày trở lên.

Kháng sinh nên dùng kết hợp với các loại thuốc trợ lực và thay đổi chế độ chăm sóc sẽ đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Thuốc thú y có mặt lợi và mặt hại, đặc biệt khi kết hợp nhiều loại thuốc để cải thiện hiệu quả điều trị. Ví dụ nếu vật nuôi bị viêm phổi địa phương (viêm phổi truyền nhiễm) thì cơ quan bị tổn thương nặng là phổi. Nếu tiêm Cafein trợ lực vì thấy vật nuôi bỏ ăn và khó thở, sẽ dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, tăng tuần hoàn máu đến phổi, trong khi phổi đang bị tổn thương sẽ dẫn đến sốc và chết. Vì vậy, long não là giải pháp tối ưu trong trường hợp này.

phong-kham-thu-y-uy-tin-nhat-tai-ha-noi-89013

Trên đây là những nguyên tắc cần tuân thủ khi dùng các loại thuốc thú y để điều trị bệnh cho vật nuôi. Nếu cần thông tin tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.