Bước lên cánh cổng trường đại học nhiều bạn sinh viên thường kiếm tiền phụ giúp gia đình là một trong các công việc được các bạn sinh viên chọn lựa. Các công việc chân tay như phục vụ nhà hàng, quán cafe…khá tốn thời gian, vất vả mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Thay vì phải lao động chân tay nhiều bạn sinh viên chọn cho mình công việc gia sư với thời gian 2 3h/buổi mà mức thu nhập lại tương đối.
Gia sư là công việc đặc thù ngoài kiến thức chuyên môn về các môn học các bạn cần trang bị cho mình thêm các kĩ năng khác như : kĩ năng truyền đạt, kĩ năng sư phạm, nắm bắt được lực học, tâm lý cũng như tính cách của học sinh, chính vì thế không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Nếu là lần đầu đi gia sư thì cũng đừng lo lắng quá xem bài viết “Một vài kinh nghiệm lần đầu đi dạy gia sư” để có kiến thức và chuẩn bị thật tốt nào
Nói chuyện với phụ huynh học sinh
Việc trao đổi với phụ huynh học sinh là điều đầu tiên và cần thiết bạn phải làm. Qua cuộc nói chuyện bạn biết về tình hình, sức học, hứng thú của bé là gì từ đó sẽ đưa ra các phương pháp phù hợp nhất. Khi trò chuyện với bậc phụ huynh bạn cần cho họ thấy mình có khả năng chuyên môn, nghiêm túc trong quá trình kèm cặp
Một vài câu hỏi mà bạn cần tránh như
- Em/cháu phải dạy bé như thế nào?
- Dạy từ đầu hay dạy tiếp chương trình
Tự tin trao đổi với phụ huynh các phương pháp dạy, mục tiêu giúp bé phấn đấu từ đó giúp phụ huynh có cái nhìn tổng quan về lộ trình dạy học của bạn.
Có thể bạn sẽ gặp phải các tình huống sau đây nên chú ý để xử lý cho phù hợp
Khi không có việc làm thì háo hức đi dạy. Đến khi đi dạy rồi thì lại ước gì mình được ở nhà cho khỏe vì học sinh mình nhận dạy rất lười học mà lại không chịu nghe lời, nên mình đi dạy mà chẳng có chút hứng thú. Mình thì lúc nào cũng dạy hết mình nhưng gặp học sinh lười học nên kết quả không tốt cho lắm nên phụ huynh thì lại cứ phàn nàn như dạy điểm thấp điểm cao, trong khi dạy mình thấy học sinh mệt nên cho nghỉ giải lao vài phút hay dạy xong hết bài mình cho nghỉ sớm thì phụ huynh tỏ ra khó chịu.
Bạn T. Anh (sinh viên Báo chí trường ĐH Sư phạm) cho biết
Đi dạy học sinh cấp một khổ nhất học sinh chiều con quá mức. Học sinh thì lười, chẳng chịu nghe lời mà phụ huynh thì không cho la rầy con họ, khi con không chịu học nữa thì cho mình nghỉ chứ không la rầy con
Tâm sự của bạn T.Duyên (sinh viên khoa Tâm lý – Trường ĐH Sư phạm)
Nói chuyện với các bé
Việc đầu tiên khi gặp các bé là tạo sự thân thiện, cởi mở, vui tính…hãy cố gắng tạo cảm giác thật thỏa mái bởi tâm lý các bé khi gặp người lạ sẽ giữ khoảng cách. Đừng nghĩ mình là gia sư mà quát mắng hay dọa nạt. Việc lắm bắt được tâm lý của bé sẽ giúp bạn và bé tương tác, học tập hiệu quả hơn đấy.
Trong quá trình dạy học cũng cần nghiêm khắc, tùy từng bé mà có phương pháp sao cho phù hợp, có bé thì chịu khó học nhưng không được sáng dạ, có bé rất thông minh nhưng lại lười học, không tập trung, hay quậy phá, nên có 1 vài bài test nhỏ để hiểu bé hơn
Đối với các bé lớp nhỏ thì cần DỖ nhiều hơn DẠY
Bạn Đ.T.Tuyên (sinh viên Tâm lý – trường Đại học sư phạm Đà Nẵng) chia sẻ: “Trước khi đăng kí suất dạy mình cứ nghĩ là càng nhỏ càng dễ dạy nhưng bây giờ đi dạy rồi mình mới thấy đó là suy nghĩ sai hoàn toàn. Khi dạy mình có “chiêu trò” cho học sinh của mình nghe lời như: trong một buổi học nên cho nghỉ giải lao vài lần như vậy sẽ tạo sự hứng thú sau mỗi lần giải lao, cùng thi với học sinh ai viết hay đọc nhanh hơn vì trẻ con rất thích hơn thua; để hai cô trò có thể thân thiết hơn thì mình thường hay hỏi chuyện bạn bè hay thầy cô trên lớp của em, có thể lâu lâu mua cho học sinh mình món quà nho nhỏ vì trẻ con rất thích được tặng quà. Cứ như vậy, bây giờ học sinh mình đã quen và chịu nghe lời mình hơn”.
Chúc Trang luôn thành công trong công việc nhé