Chứng Chỉ Đông Y

Hiện nay, có nhiều Lương y khám chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền nhưng không có chứng chỉ hành nghề, hoạt động trái quy định. Do đó, Bộ Y tế đã ra chỉ thị, bắt buộc phải có chứng chỉ Đông y thì mới được phép khám chữa bệnh.

Để có chứng chỉ Đông y, các y sĩ làm việc trong lĩnh vực y học cổ truyền phải đáp ứng đủ điều kiện cũng như những thủ tục theo yêu cầu của Bộ Y tế.

1. Điều kiện cấp chứng chỉ Đông y

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với y sỹ theo Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

“Điều 24: Xác nhận quá trình thực hành

Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a, 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b, 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sĩ;

NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC

HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY

Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng GD: 233C Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0383 098 339 (zalo) - 0764 751 030 (zalo)

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.”

Chứng chỉ Chứng chỉ Đông y

2. Thủ tục hồ sơ xin cấp phép hành nghề Y học cổ truyền

Quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề y, cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 27 Luật khám chữa bệnh 2009 và điều 7 Thông tư số 41/2011/TT-BYT như sau:

“- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu 01 quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và hai ảnh 04×06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn;

– Bản sao hợp pháp bằng cấp, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp với phạm vi hành nghề;

– Giấy xác nhận quá trình thực hành hợp pháp do Thủ trưởng cơ quan xác nhận (đối với cán bộ đang công tác); Đối với cán bộ nghỉ hưu hoặc đã nghỉ công tác có thể thay thế bằng sổ bảo hiểm xã hội hoặc bản xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu thời gian thực hành là tại các cơ sở y, dược tư nhân thì phải có giấy xác nhận thời gian thực hành và kèm theo bản sao hợp đồng lao động;

Chứng chỉ Chứng chỉ Đông y

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) nơi cư trú hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác;

– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế cấp.

NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC

HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY

Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng GD: 233C Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0383 098 339 (zalo) - 0764 751 030 (zalo)

– Giấy đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ hành chính của Thủ trưởng cơ quan (đối với cán bộ đang công tác); Bản sao hợp pháp Quyết định về hưu hoặc nghỉ việc (đối với các bộ đã nghỉ hưu hoặc đã nghỉ việc);

– Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan (theo mẫu);

– Bản photo hộ khẩu thường trú và chứng minh (khi nộp hồ sơ mang theo bản gốc để đối chiếu);

– Phiếu lý lịch tư pháp.”

 

Chứng chỉ Đông y đối với các Lương y, y sỹ là bắt buộc, bởi nó không chỉ chứng tỏ trình độ chuyên môn của bạn đã được đào tạo, đủ khả năng để hành nghề, mà còn đúng với quy định của Bộ Y tế.