Kế toán trưởng là một vị trí rất quan trọng trong các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, cũng có không ít doanh nghiệp tại Việt Nam lúng túng trong việc tuyển dụng kế toán trưởng. Thậm chí, họ cũng không hiểu rõ, kế toán trưởng có cần chứng chỉ không, công việc và tầm quan trọng của một kế toán trưởng đối với doanh nghiệp như thế nào. Bởi vậy, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu các thông tin về chứng chỉ kế toán trưởng và vai trò của một kế toán trưởng để các bạn hiểu rõ hơn.
1. Điều kiện để học lớp chứng chỉ kế toán trưởng
Để tham gia các khóa học lấy chứng chỉ kế toán trưởng có nhiều yêu cầu nghiêm ngặt và khó khăn hơn so với khi học lấy chứng chỉ nhân viên kế toán khác. Nếu muốn tham gia học khóa bồi dưỡng kế toán trưởng thì ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
– Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, luôn trung thực, thẳng thắn, liêm khiết và tuân thủ pháp luật
– Đã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, tài chính từ bậc trung cấp trở lên và đã có kinh nghiệm công tác thực tế:
+ Ít nhất 2 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp được ghi trên bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính
+ Ít nhất 3 năm trở lên kể từ ngày tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính
+ Nộp đơn xin học học có xác nhận thời gian công tác về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính tại đơn vị đang công tác
+ Có bản photo có công chứng bằng tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính
TRUNG CẤP BẾN THÀNH - NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC
HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY
Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 674 234 (zalo)
2. Thời hạn chứng chỉ kế toán trưởng có hiệu lực
Trong các Khoản 4, 5, Điều 9 của Thông tư 199/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính đã quy định rất rõ về thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng. Cụ thể là:
– Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn sử dụng là 5 năm tính từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu. Sau khi hết 5 năm sử dụng, các học viên muốn được cấp chứng chỉ mới thì phải học lại khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng
– Đối với những cá nhân đã có chứng chỉ kế toán trưởng, được bổ nhiệm làm kế toán trưởng lần 1 thì chứng chỉ ấy vẫn có giá trị để tiếp tục để bổ nhiệm kế toán trưởng lần 2 trở đi, ngoại trừ trường hợp thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm vượt qua 5 năm
3. Các công việc của kế toán trưởng
Kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ máy kế toán. Họ có trách nhiệm lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp nhỏ không có kế toán trưởng mà chỉ những công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn mới tuyển dụng vị trí này. Khối lượng công việc kế toán trưởng rất lớn, áp lực cũng rất nặng nề. Cụ thể một kế toán trưởng sẽ phải phụ trách các công việc:
3.1. Quản lý chung các hoạt động liên quan tới tài chính, kế toán
Kế toán trưởng sẽ dựa vào mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phân bổ công việc, nhân sự phù hợp cho phòng kế toán.
– Lập các mẫu tài liệu và giấy tờ theo quy định của pháp luật
– Lên kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các công việc cho bộ phận kế toán
– Tổ chức kiểm kê các nguồn tài sản và dòng tiền liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Quản lý và đào tạo kế toán viên
Người có chứng chỉ kế toán trưởng có thể thực hiện công việc quản lý và đào tạo kế toán viên cho doanh nghiệp, cụ thể:
– Điều phối công việc một cách phù hợp cho các nhân viên kế toán
– Thực hiện giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công việc của các nhân viên kế toán
– Đào tạo, hướng dẫn và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên kế toán theo định kỳ
3.3. Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ
Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý và giám sát chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
– Tính toán giá thành sản phẩm và các bút toán tính thuế
– Đối chiếu công nợ với khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng
– Tính lương, thưởng, bảo hiểm,… cho nhân viên các bộ phận
– Kiểm soát quy trình lập tài liệu, sổ sách, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp
– Lập bảng cân đối kế toán và thực hiện điều tra các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
– Theo dõi các hoạt động lưu trữ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ gốc của doanh nghiệp
3.4. Tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính
Công việc của kế toán trưởng cũng bao gồm tham mưu cho các cấp lãnh đạo về công tác kiểm soát tài chính của doanh nghiệp:
– Xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ và giảm các chi phí cho doanh nghiệp
– Giải quyết các vấn đề về tài chính và tham mưu cho các cấp lãnh đạo để đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp
– Đưa ra những kiến nghị có tác dụng phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh, các phương pháp để thu hút nguồn tài chính cho doanh nghiệp
3.5. Lập và trình bày báo cáo tài chính
– Phối hợp cùng các kế toán viên, kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính định kỳ tổng hợp về tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
– Cùng với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính với ban lãnh đạo và cơ quan kiểm toán
3.6. Một số nhiệm vụ khác
Ngoài các nhiệm vụ trên thì người có chứng chỉ kế toán trưởng còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác như:
– Thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính
– Cung cấp cho các cơ quan chức năng sổ sách, số liệu kế toán để tiến hành thanh kiểm toán
– Đề xuất các cải tiến để cải thiện những điều bất hợp lý trong công việc
– Đưa ra các đề xuất để cải thiện những điểm bất hợp lý trong hoạt động của bộ phận kế toán
– Điều hành và tổ chức các cuộc họp nội bộ của bộ phận kế toán
– Tham gia các cuộc họp với trưởng các bộ phận, ban lãnh đạo khi được yêu cầu
– Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp trên giao phó
Trên đây là các thông tin về chứng chỉ kế toán trưởng cũng như các công việc mà một kế toán trưởng phải làm!
TRUNG CẤP BẾN THÀNH - NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC
HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY
Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 674 234 (zalo)