Chứng chỉ kế toán tổng hợp là gì? Các chương trình học kế toán tổng hợp?

Kế toán tổng hợp là một trong các lĩnh vực thuộc ngành kế toán. Để có thể hành nghề kế toán tổng hợp thì cần phải có chứng chỉ kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn còn tò mò về chứng chỉ này. Vì vậy, trong bài viết của chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin liên quan đến chứng chỉ này.

1. Kế toán tổng hợp là gì? Chứng chỉ kế toán tổng hợp là gì?

Kế toán tổng hợp là công việc ghi chép, phản ánh lại một cách tổng quát tình trạng của doanh nghiệp thông qua tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp. 

Chứng chỉ kế toán tổng hợp là các chứng chỉ được cấp cho các đối tượng đã tham gia khóa học đào tạo kế toán tổng hợp chuyên nghiệp và đủ yêu cầu để nhận được chứng chỉ. Với chứng chỉ này, các kế toán tổng hợp có thể hành nghề công tác tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức,…

2. Chương trình đào tạo lấy chứng chỉ kế toán tổng hợp

Hiện nay có rất nhiều trường học, trung tâm đào tạo thi lấy chứng chỉ kế toán tổng hợp. Các khóa học thường kéo dài trong vài tháng với các nội dung đào tạo bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành. Khi tham gia vào các khóa học kế toán thuế tổng hợp các bạn sẽ được đào tạo kiến thức về:

2.1. Thuế trên Excel và Misa

Nội dung chương trình này là học và thực hành xử lý các vấn đề liên quan tới thuế và hóa đơn như:

– Tìm hiểu về các Thông tư, luật thuế mới nhất và các công việc mà một kế toán phải làm trong doanh nghiệp

– Cách để một kế toán kế toán tiếp cận với doanh nghiệp mới, đã và đang hoạt động

– Cách xử lý các hóa đơn cho doanh nghiệp

– Cách xử lý lệ phí môn bài

– Cách xử lý thuế giá trị gia tăng (GTGT)

– Cách xử lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

– Cách xử lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

2.2. Báo cáo tài chính trên Excel và Misa

– Hướng dẫn các bạn học viên cách xử lý những vấn đề liên quan tới sổ sách, trích khấu hao, nhập xuất tồn, công nợ, tính lương, kết chuyển, cân đối doanh thu, chi phí và các hàm để link sổ sách, lập báo cáo tên Excel

– Thực hành báo cáo tài chính đối với 3 hình thức doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam là thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu

2.3. Thực hành lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa

Trong nội dung đào tạo này các học viên sẽ được thực hành xử lý nghiệp vụ, vào phân hệ và lập báo cáo tài chính trên phần mềm MISA – phần mềm kế toán được sử dụng phổ biến nhất.

Tiếp đó là thực hành với những doanh nghiệp phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng hơn là doanh nghiệp sản xuất, áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.

Sau khi kết thúc khóa học, hoàn thành các chương trình và nội dung thi các học viên sẽ được cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp, nắm vững được các kỹ năng, kiến thức để trở thành một kế toán tổng hợp chuyên nghiệp.

3. Các công việc kế toán tổng hợp phải làm

Các công việc của một kế toán tổng hợp rất đa dạng. Khi trở thành một kế toán tổng hợp cho công ty, doanh nghiệp các bạn sẽ phải thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện các công việc như hỗ trợ, hướng dẫn cho các nhân viên kế toán khác về nghiệp vụ kế toán phát sinh và giải đáp những vấn đề liên quan tới kế toán, kiểm tra các định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh

– Kiểm tra và đối chiếu, cân đối số liệu giữa các đơn vị nội bộ, giữa chi tiết và tổng hợp

– Thực hiện việc thu thập và xử lý các số liệu có liên quan tới hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, ví dụ như: hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất,… Tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ kế toán và ghi chép vào sổ sách

– Hạch toán các khoản chi phí cho doanh nghiệp như: thu nhập, chi phí, khấu hao, công nợ, tài sản cố định, thuế GTGT,…

– Thực hiện theo dõi, quản lý công nợ để giúp cho ban quản lý doanh nghiệp có thể nắm được tình hình kinh doanh và tình hình chiếm dụng vốn từ khách hàng, giúp đưa ra các phương án xử lý công nợ kịp thời

– Theo dõi và tính giá thành sản phẩm sản xuất thực tế, tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm cùng các khoản chi phí sản xuất dang dở để đề xuất cho doanh nghiệp các biện pháp cải tiến mới, mang lại hiệu quả,tiết kiệm chi phí hơn

– Kiểm tra, giám sát hoạt động luân chuyển hàng hóa tồn kho, thời gian tồn kho

– Cung cấp cho ban giám đốc, các cơ quan chức năng về số liệu kinh doanh khi được yêu cầu. Thực hiện giải trình số liệu cho cơ quan chức năng hay cơ quan thuế nếu được thắc mắc

– Lưu trữ các sổ sách và chứng từ kế toán của doanh nghiệp theo quy định

Trên đây là các thông tin về chứng chỉ kế toán tổng hợp và ngành kế toán tổng hợp. Hy vọng, thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về chứng chỉ của ngành kế toán này cũng như các công việc, nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp.