Việt Nam là một đất nước có cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm – ngư nghiệp phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, đất nước ta đang từng bước hội nhập và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó cũng là lý do tại sao ngành nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng được chú trọng, đầu tư phát triển một cách hiện đại, tân tiến hơn, đặc biệt là ngành chăn nuôi.
Hiện nay ở nông thôn, các vùng quê có hàng loạt trang trại chăn nuôi mọc lên như nấm với mô hình lớn, được đầu tư phương pháp, kỹ thuật chăn nuôi đa dạng hơn. Ngoài ra, với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, con người luôn tìm cho bản thân những thú vui thường ngày, trong số đó phải kể đến nhu cầu nuôi thú cưng. Chính những điều này đã mở ra một bước phát triển mới vượt bậc cho ngành thú y. Ngành chăn nuôi càng phát triển thì nước ta lại càng thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Thế nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để hành kinh doanh thuốc thú y nếu không có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y. Có thể thấy, chứng chỉ được xem là yếu tố quyết định để có thể kinh doanh thuốc thú y một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật ngành thú y.
1. Vì sao nên kinh doanh thuốc thú y?
Như đã phân tích ở trên, trong bối cảnh phát triển vượt bậc của ngành thú y hiện nay thì nhu cầu đối với nghề kinh doanh thuốc thú y là vô cùng lớn. Ảnh hưởng đầu tiên, là nghề kinh doanh thuốc thú y là mặt hàng rất dễ bán và đem lại thu nhập cao cho chủ kinh doanh. Với mong muốn việc chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân rất chú trọng trong bước chăm sóc vật nuôi. Đây là ngành nghề nhận được rất nhiêu sự quan tâm từ những người chăn nuôi hộ gia đình, các chủ tại chăn nuôi trang trại với các mô hình từ lớn, nhỏ đến cả những người nuôi thú cưng.
Mặt khác, ngành thú ý là một ngành đặc thù bởi đối tượng của nó rất đặc biệt: vật nuôi, thú cưng. Đây là những loài vật thường xuyên mắc phải dịch bệnh mà vai trò của bác sĩ thú y là hết sức quan trọng. Thực trạng ở nước ta hiện nay, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện tràn lan và nhanh chóng như dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm H5N1 ở gia cầm, bệnh tụ huyết trùng ở gia súc (lợn, bò, trâu,…), bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh lở mồm long móng, bệnh tiêu chảy,… Có thể thấy rằng, những loại dịch bệnh này vô cùng nguy hiểm và rất khó khăn cho người chăn nuôi trong việc chữa trị. Đối với những loại dịch bệnh này cần phải có phương pháp, kỹ thuật điều trị chuyên nghiệp cũng như cần có kinh nghiệm, trình độ cao của các bác sĩ thú y. Và thuốc thú y chính là thứ quan trọng nhất để giúp chữa lành tình trạng bệnh cho vật nuôi. Qua đây, ta thấy vai trò của nghề kinh doanh thuốc thú y đối với ngành chăn nuôi là có sức ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, đối với những người nuôi thú cưng thì nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ cho thú cưng như chó, mèo hay tiêm phòng dịch bệnh cũng rất được quan tâm. Thực tế ở các thành phố, rất nhiều trung tâm hay phòng khám thú cưng được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ sở hữu thú cưng.
Ngoài ra, một yếu tố không nhỏ góp phần tạo ra động lực đối với những người làm nghề kinh doanh thuốc thú y, đó là niềm đam mê, tình yêu thương đối với vật nuôi, thú cưng. Khi bạn yêu thích, hứng thú với ngành nghề của mình thì sẽ dễ dàng hơn trong việc học cũng như việc kinh doanh thực tế. Đó là một điều kiện rất thuận lợi cho những ai muốn theo đuổi nghề kinh doanh thuốc thú y trong tương lai.
Vậy nên, muốn kinh doanh thuốc thú y, trước tiên cần phải sở hữu chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y hợp pháp để có thể tiến hành hoạt động trên thị trường thuốc thú y.
2. Cơ sở pháp lý của việc cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y
- Bộ Luật lao động năm 2010.
- Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh thú y. Có hiệu lực ngày 01/10/2004.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y. Có hiệu lực ngày 05/4/2005.
- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở. Có hiệu lực ngày 08/08/2010.
- Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y
- Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.
- Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thú y thủy sản.
- Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y. Có hiệu lực ngày 01/03/2012.
3. Điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y.
– Đối với các chủ cửa hàng hành nghề kinh doanh thuốc thú y, các chế phẩm sinh học, vi sinh vật hay hóa chất dùng trong thú y trước tiên phải có bằng kỹ sư chăn nuôi hoặc trung cấp thú y, chăn nuôi thú y do các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp phép hoặc trung cấp sinh học, nuôi trồng thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Đây là điều kiện bắt buộc đối với những ai muốn sở hữu chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y.
– Đối với những người trực tiếp bán hàng thì ít nhất phải có chứng chỉ đã tốt nghiệp các lớp tập huấn liên quan đến lĩnh vực đăng ký hành nghề kinh doanh thuốc thú y do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y cấp tỉnh cấp phép.
– Đối với những người hành nghề thú y tại các địa chỉ không thuộc quyền sở hữu của chính mình thì đương nhiên phải bổ sung một trong các hồ sơ sau:
+ Hợp đồng thuê mướn mặt bằng có công chứng (trừ trường hợp hợp đồng thuê mướn dưới 6 tháng hay tổ chức cho thuê có chức năng kinh doanh bất động sản).
+ Hồ sơ khác chứng minh quyền hợp pháp sử dụng mặt bằng (bản sao giấy chứng nhận QSDĐƠ&SDNƠ, bản sao sổ hộ khẩu tại địa điểm người hành nghề đăng ký có sao y).
Nếu ai đang có thắc mắc thêm về các thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc y thì hãy liên hệ ngay để được giải đáp cụ thể.