Chứng Chỉ An Toàn Hóa Chất

Để đảm bảo an toàn trong sản xuất và kinh doanh hóa chất, nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để các chủ thể có liên quan hoạt động trong sự kiểm soát của pháp luật. Trong đó có quy định về các đối tượng phải tham gia huấn luyện chứng chỉ an toàn hóa chất. Vậy khóa học này được tiến hành như thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?

– Căn cứ pháp lý: xuất phát từ nguyên tắc hoạt động hóa chất được quy định tại Điều 6 Luật Hóa chất 2007 như sau:

1. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội.
2. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.
3. Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết”.

Chứng chỉ Chứng chỉ an toàn hóa chất
– Việc huấn luyện an toàn hóa chất là bước cơ bản nhất trong các biện pháp bảo đảm an toàn hóa chất. Có thể nói, con người là chủ thể tạo ra hóa chất và hoàn toàn chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh, do đó, những người liên quan có nắm rõ quy trình sử dụng, biện pháp khắc phục khi xảy ra sự cố thì những quy trình khác mới được đảm bảo được.

TRUNG CẤP BẾN THÀNH - NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC

HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY

Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 674 234 (zalo)

Từ đó ta có thể thấy việc huấn luyện an toàn hóa chất phải là nghĩa vụ, trách nhiệm của những cơ quan tổ chức liên quan, khi hoàn thành khóa học nếu đạt chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ công nhận an kết quả kiểm tra an toàn hóa chất.

2. Đối tượng phải tham gia khóa huấn luyện chứng chỉ an toàn hóa chất

Do các hoạt động hóa chất vô cùng nguy hiểm và nhạy cảm nên pháp luật đặc biệt chú ý về tính an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, pháp luật cũng quy định rõ những đối tượng bắt buộc cần phải được huấn luyện an toàn hóa chất tại Điều 32 Nghị định 113/2017 gồm:

“1. Nhóm 1, bao gồm:

  1. a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  2. b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

TRUNG CẤP BẾN THÀNH - NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC

HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY

Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 674 234 (zalo)

“2 Nhóm 2, bao gồm:

  1. a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;
  2. b) Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  3. Nhóm 3, bao gồm người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất”.

Chứng chỉ Chứng chỉ an toàn hóa chất

Khóa học và nội dung huấn luyện được quy định tại Điều 33 Nghị Định 113/2017. Kết thúc khóa học, người huấn luyện phải tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện và được cấp chứng chỉ an toàn hóa chất.

 

Ở Việt Nam ngành công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta. Đây là một ngành tiềm năng nên khâu quản lý cần được thắt chặt nên hãy tham gia khóa huấn luyện an toàn hóa chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính doanh nghiệp bạn và toàn xã hội.