Nội dung trong bản báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non là sự tự đánh giá quá trình thực tập của sinh viên về chuyên ngành đã học, từ đó rút ra được những định hướng và bài học đúng đắn cho bản thân. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tham khảo mẫu báo cáo dưới đây.
Đăng ký học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Mầm Non tại đây!
TRUNG CẤP BẾN THÀNH - NHÓM TUYỂN SINH TSGX - TUYỂN SINH TOÀN QUỐC
HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM - TỪ XA - CHÍNH QUY
Địa chỉ: 15/1A1, Đ. Số 3, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0909 674 234 (zalo)
1. Phần giới thiệu báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non
Trong phần này người báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non cần trình bày một số những nội dung cơ bản sau:
1.1. Mục lục
Để người đọc có cái nhìn tổng quan về bản báo cáo nên bố trí phần mục lục ngay sau trang bìa.
1.2. Sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch người viết báo cáo bao gồm các thông tin: Họ và tên; Năm sinh; Giới tính; Lớp; Trường; Nơi thực tập; Thời gian thực tập; Giáo viên/Người hướng dẫn chuyên môn; Giáo viên/Người hướng dẫn thực tập/
1.3 Lời cảm ơn
Đối tượng cần cảm ơn là các thầy cô tại trường nơi đang học tập, những người đã giúp đỡ sinh viên tại nơi thực tập và cuối cùng là những lời chúc cho những đối tượng trên.
2. Nội dung chính trong báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non
Trong phần nội dung chính của Báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non, người viết cần trình bày khoa học, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng và gọn.
2.1. Phần mở đầu
– Lý do viết báo cáo: nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của báo cáo.
– Nhiệm vụ và phạm vi viết báo cáo: nêu cụ thể những nhiệm vụ chính được giao trong quá trình thực tập.
– Lịch trình thực tập: báo cáo về thời gian và nội dung công việc.
– Kế hoạch cho từng nội dung thực tập: trình bày các kế hoạch tương ứng nhiệm vụ và nội dung công việc. Bao gồm: kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
2.2. Nội dung thực tập sư phạm mầm non và kết quả đạt được
– Ý thức, tinh thần và thái độ thực tiễn của sinh viên: đánh giá của bản thân.
– Tìm hiểu thực tế chăm sóc sức khỏe giáo dục của trường và địa phương nơi thực tập: trình bày tóm lược về đặc điểm tình hình của nhà trường (vị trí, thuận lợi, khó khăn, quy mô lớp học; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục); những yếu tố, điều kiện có tác động trực tiếp tích cực đến giáo dục mầm non tại địa phương.
– Thực tập công tác chủ nhiệm: cần trình bày một số nội dung về đặc điểm tình hình nơi thực tập, nhiệm vụ công tác chủ nhiệm, nội dung và biện pháp thực hiện, biện pháp cụ thể, kinh nghiệm trong giảng dạy.
– Thực tập công tác giảng dạy: nêu sơ lược nội dung về tinh thần, thái độ, ý thức với công tác giảng dạy; công việc thực tế và kết quả đạt được; tác động của công tác giảng dạy.
2.3. Đánh giá chung, bài học kinh nghiệm và phương hướng phấn đấu
Phần này trong báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non cần trình bày phần đánh giá của bản thân, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập; phương hướng phấn đấu trong thời gian tới khi đã ra trường.
– Đánh giá chung: sinh viên tự đánh giá về ý thức, tinh thần và thái độ với từng công tác nhiệm vụ được phân công trong quá trình thực tập; đánh giá ý thức tổ chức, kỷ luật; về thực hiện các nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ như giáo viên thực tập; xử lý mối quan hệ giữa các giáo viên và nhân dân địa phương nơi thực tập; đánh giá ưu điểm và những hạn chế của bản thân.
– Chuyển biến về nhận thức của cá nhân: ứng dụng kiến thức đã học, tích lũy kỹ năng giáo dục và dạy học.
– Bài học kinh nghiệm: Qua những đánh giá trên và kết quả đạt được trong quá trình thực tập rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó có định hướng phấn đấu nghề nghiệp rõ ràng.
– Tự đánh giá, xếp loại và chấm điểm theo thang điểm của trường đào tạo.
– Phương hướng phấn đấu: rèn luyện phẩm chất, đạo đức trong sáng và lòng kiên trì, tính kiềm chế, ý thức kỷ luật, để trở thành người giáo viên tốt.
2.4. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Phần này do giáo viên hướng dẫn sẽ đưa ra những ý kiến đánh giá chủ yếu về ý thức, tinh thần, thái độ, tổ chức kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp. Đánh giá mức độ hoàn thành công tác thực tập sư phạm mầm non.
3. Một số lỗi thường gặp khi viết báo cáo tổng kết
3.1. Lỗi ngôn ngữ, văn phong
Một số lỗi trong báo cáo như sai chính tả, sử dụng từ ngữ không phù hợp, không thoát ý, mâu thuẫn các ý, dùng văn nói, từ địa phương,…. Cách khắc phục những lỗi này cần nêu các câu chủ đề, triển khai ý ở câu tiếp theo giúp văn phong báo cáo đủ ý, mạch lạc và rõ ràng.
3.2. Lỗi nội dung
Để khắc phục lỗi nội dung không đúng trọng tâm, chưa nêu rõ nội dung công việc,… cần lập đề cương, dàn ý chi tiết để triển khai nội dung của báo cáo.
3.3. Lỗi trình bày
– Đánh số thứ tự: số thứ tự là cấu trúc, bố cục giúp người đọc hiểu nội dung báo cáo. Vì vậy, cần đánh số nhất quán từ số La Mã (I, II,…) đến số nguyên (1, 2,…) chữ cái (a, b, …). Cách khắc phục đánh số đúng là với MicroSoft Word nên dùng chức năng Style, hoặc LateX.
– Hình ảnh, bảng biểu và công thức: đây là những minh họa thiết thực giúp báo cáo minh bạch, rõ ràng. Nên đặt tên cho bảng biểu để người đọc dễ tham chiếu và có thể đặt bất cứ vị trí nào, sẽ không gặp vấn đề về dàn trang.
– Sử dụng dấu câu và khoảng trắng: không đặt khoảng trắng phía trước dấu câu, dấu ngoặc.
– Định dạng: dùng font chữ Time New Roman, Serif để viết báo cáo; nếu cần viết đoạn mã nguồn phải dùng font Monospace (Lucida Console, Couirier)
Trên đây là bố cục một bài báo cáo tổng kết thực tập sư phạm mầm non và một số cách khắc phục lỗi khi viết. Chúc bạn viết báo cáo thành công!